Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Người “thổi hồn” cho từng thớ gỗ
Ngày cập nhật 10/04/2014

    Đến và tìm hiểu ở làng nghề mộc thôn Bích Chu, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đã hiểu vì sao một người trẻ tuổi như Phùng Văn Hợi (SN 1980) đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tặng Bằng chứng nhận "Danh hiệu nghệ nhân làng nghề Việt Nam”.
 

     Gắn bó với cưa, đục từ năm… 9 tuổi

     Trong tiếng cưa xẻ, tiếng đục gỗ vang đều ở làng Bích Chu, ông Phạm Dương Luận - người dẫn đường cho chúng tôi tới nhà anh Phùng Văn Hợi cho hay: “Cháu Hợi ở xã này thì ai cũng biết, năm 2011 cháu được công nhận là nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam. Các anh muốn mua hàng là phải đặt trước, vì cơ sở của cháu lúc nào cũng đông khách”.

Trong ngôi nhà gỗ cổ của gia đình anh Hợi, khi thấy chúng tôi để ý tới chiếc sập gụ được khảm xen lộng rất tinh xảo, anh giải thích ngay: “Đây là chiếc sập được chạm và khảm 4 mặt dạ cá, có tỷ lệ thượng thu hạ thách hợp lý nên trông nó rất khỏe khoắn. Để hoàn thành chiếc sập này phải mất 120 công, riêng phần chạm và khảm tôi làm trong 3 tháng và phải sử dụng tới 37 chiếc đục”.

Nói rồi anh Hợi đưa cho chúng tôi chiếc kính lúp để mọi người “thưởng thức” đường khảm rất nhỏ hình xoắn ốc, giống như một sợi tơ chuối. Sợi tơ nhỏ đó chìm trong vân gỗ có một màu sáng đều, suốt tổng chiều dài gần 3m không một vết đứt gãy.

Để có tay nghề như hiện nay, anh Hợi đã gắn bó với cưa, đục từ năm lên 9 tuổi. Ngày đó, cha anh có lần chạm khắc cánh tủ chè có những chú chim trên cành hoa mai với bộ lông mượt như nhung khiến cậu em của Hợi không cho ai tới gần, vì sợ mọi người động mạnh chim sẽ bay đi mất! Và Hợi rất muốn mình làm được những sản phẩm như vậy.

Được mọi người trong gia đình động viên, nên nửa ngày đi học, nửa ngày cậu học trò lớp 4 Phùng Văn Hợi đã theo cha học nghề. Việc chạm khắc, khảm trên gỗ đối với một thiếu niên là rất khó khăn. Vì ngoài việc tập cho đường đục mềm mại, nhuần nhuyễn còn cần phải có tư duy sáng tạo và óc thực tế cao.

Cứ đi học về, buổi trưa Phùng Văn Hợi lại hì hục tập đục. Với niềm đam mê chinh phục nghề mộc truyền thống nên đến năm 12 tuổi Phùng Văn Hợi đã nổi lên như một “thần đồng” chạm khắc gỗ trong thôn.

Anh chỉ cần nhìn tranh, ảnh phong cảnh, các con vật, rồi tự vẽ lại để chạm, khảm tái hiện trên gỗ giống như nguyên mẫu. Và khi học hết THPT, anh xin phép cha mẹ ở nhà chuyên tâm với nghề mộc. Sản phẩm hoàn chỉnh đầu tay của anh là chiếc tủ chè được làm bằng gỗ gụ, chế tác lèo canh ba với kỹ thuật cao. Hiện gia đình anh Hợi đang sử dụng sản phẩm này, đã 16 năm trôi qua nhưng nét tinh xảo ở chiếc tủ vẫn còn nguyên giá trị, nhiều khách hàng hỏi mua nhưng anh Hợi giữ chiếc tủ làm kỷ niệm.   

          Kiên trì giữ nghề

Nghề mộc của làng nghề thôn Bích Chu đã hình thành hơn 300 năm. Dân làng chủ yếu là làm nhà cổ và các vật dụng trong nhà như: Đồ thờ, giường, tủ, sập, tranh phong cảnh… Những năm gần đây, vì lợi ích kinh tế mà nhiều gia đình trong làng nghề đã sử dụng các loại máy chế biến, sản xuất đồ gỗ như máy đục, máy tiện, máy chạm để làm được nhiều sản phẩm và bán ra thị trường với giá thành rẻ.

Với sự cạnh tranh này, năm 2009 nhà anh Hợi đã tồn kho gần 50 sản phẩm. Kinh tế gia đình rất khó khăn, toàn bộ tiền vốn đã ở sản phẩm và những khối gỗ nằm ngổn ngang góc sân. Vợ anh phải đi buôn bán nhỏ lấy tiền nuôi cả nhà. Khi đó, nhiều người đã khuyên anh làm theo xu hướng chung của làng.

Khi hàng truyền thống đã lấy lại thương hiệu, sản phẩm của anh Hợi đã có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ 2010 đến nay anh đã đào tạo và giúp đỡ 30 thanh niên có tay nghề và việc làm ổn định, thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng.

 
Bỏ ngoài tai những lời khuyên đó, anh trở thành “người gàn” của thôn, đêm ngày vẫn kiên trì, tỷ mẩn với cái đục, cái cưa, cái bào miệt mài chạm khắc trên những tấm gỗ đã được ngâm, phơi cẩn thận. Vì anh luôn tin tưởng, sản phẩm của mình sẽ có nhiều người tìm đến bởi chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, từng hoa văn, họa tiết sống động mà máy không làm được.

Chính vì chuyên tâm với nghề mộc truyền thống, sản phẩm làm ra mang đậm nét văn hóa Việt đặc sắc nên cuối năm 2010 UBND xã An Tường sau khi họp, bàn, thông qua các phương án tu bổ đình Bích Chu (thôn Bích Chu) đã quyết định giao cho nghệ nhân Phùng Văn Hợi chịu trách nhiệm tu bổ phần mộc. Riêng cánh cửa Ban Thượng của đình được anh thiết kế và chạm khảm công phu trong vòng 6 tháng đã gây được sự chú ý của khách thập phương.

Thế rồi khách hàng trong nước, khách hàng là người nước ngoài đã tìm đến anh bằng sự trân trọng cái tâm, cái thần, cái hồn của nghệ nhân đã kết tinh trong những sản phẩm truyền thống. Tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế năm 2010 tại Hà Nội, gian hàng của anh với 30 sản phẩm, trị giá gần 1 tỷ đồng đã bán hết ngay sau giờ khai mạc.

          Nghệ nhân Phùng Văn Hợi (áo trắng) hướng dẫn học tròNghệ nhân Phùng Văn Hợi (áo trắng) hướng dẫn học tròNghệ nhân Phùng Văn Hợi (áo trắng) hướng dẫn học trò

 

Theo Dân Việt
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.393.634
Truy cập hiện tại 512