|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã Hội Nông dân Việt Nam
| |
|
Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện Ngày cập nhật 10/03/2014 Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện, bao gồm: An toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi xây dựng các công trình lưới điện cao áp. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu như an toàn về điện; an toàn về xây dựng; an toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác); an toàn về phòng, chống cháy nổ; các quy định về bảo vệ môi trường.
Nghị định cũng quy định một số hành vi bị nghiêm cấm như: trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện, trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp; Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện; Lắp đặt ăng ten thu phát sóng, dây phơi, giàn giáo…..và các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
Các công trình điện lực, không bao gồm nhà máy điện hạt nhân, khi không còn khai thác, sử dụng phải được xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng, về bảo vệ môi trường và pháp luật khác liên quan.
Chủ sở hữu công trình phải tổ chức thực hiện các công việc như thu gom chất thải nguy hại, tro xỉ, dầu mỡ các loại tồn đọng trong các đường ống, trang thiết bị, dầu cặn thải, các chất xút ăn da, amoniac, hydrazine, clo và axit mạnh, các chất ăn mòn khác và các dung dịch của chúng và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Đối với lưới điện, phải tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện; Đối với đập thủy điện, phải hoàn trả dòng chảy tự nhiên cho lưu vực sông (suối).
Chủ sở hữu công trình phải lập phương án quản lý, tháo dỡ, xử lý đối với công trình điện lực không còn khai thác sử dụng trong đó bao gồm các cả nội dung trên, trình duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014; thay thế các Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-Cp ngày 17 tháng 8 năm 2005./.
Nguồn Bộ Tư pháp Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 6.387.497 Truy cập hiện tại 1.287
|
|