Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Thể lệ Hội thi, câu hỏi
Ngày cập nhật 02/07/2015

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
BCH HND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
        HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
BCH HND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
                            *
          BAN TỔ CHỨC HỘI THI
CÁN BỘ CƠ SỞ HỘI GIỎI NĂM 2015                                 TP Huế, ngày 30 tháng 6  năm 2015
         
  
                                                                                                             

THỂ LỆ
Hội thi Cán bộ  cơ sở Hội giỏi
tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I, năm 2015

- Căn cứ Kế hoạch số 72-KH/HNDT, ngày 12/6/2015 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế về tổ chức Hội thi Cán bộ cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I, năm 2015;
- Căn cứ Quyết định số 150- QĐ/HNDT, ngày 24/6/2015 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Ban Tổ chức Hội thi Cán bộ  cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất, năm 2015;
- Căn cứ Kết luận tại cuộc họp Ban Tổ chức Hội thi Cán bộ cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất, năm 2015 ngày 30/6/2015.
Trưởng Ban Tổ chức Hội thi Cán bộ  cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất, năm 2015 ban hành Thể lệ Hội thi Cán bộ cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất, năm 2015 như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thành phần dự thi:
 Hội Nông dân mỗi huyện, thị xã, phành phố chọn một đội thi gồm 05 thành viên và 01 thành viên dự bị, trong đó có ít nhất 01 đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở, 01 thành viên nữ.
2. Điều kiện tham gia đội thi:
- Là cán bộ Hội Nông dân cấp cơ sở (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Chấp hành).
- Đội tuyển được lựa chọn và gửi danh sách về Hội Nông dân tỉnh( qua Ban Tổ chức- Kiểm tra) trước ngày 15/7/2015. Các thí sinh tham gia thi phải đúng thành phần đã đăng ký.
3. Về cổ động và hình thức cổ động: Tuỳ theo khả năng của địa phương để huy động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia cổ động, khuyến khích mỗi đội có từ 15-20 cổ động viên trở lên. Hình thức cổ động do đơn vị tự chọn nhưng phải đảm bảo không khí vui vẻ, vô tư, với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, trao đổi học hỏi; đảm bảo trật tự, an toàn theo quy định.
II. THỂ THỨC THI: Các đội dự thi sẽ bốc tham thứ tự dự thi của các phần thi.
1.  Phần thi Diễn thuyết:
1.1. Mỗi đội chọn 01 thí sinh là Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở dự thi. Nội dung thi bao gồm:
- Tự giới thiệu khái quát về địa phương và tổ chức Hội của đơn vị mình;
- Thuyết trình 01 chủ đề nằm trong các chủ đề do Ban Tổ chức Hội thi quy định( đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận); 
- Thể hiện năng khiếu của bản thân về 01 tiết mục( hát, ngâm thơ, hò vè,...). Có thể sử dụng các thành viên trong độ để múa phụ họa, hát bè...
* Gửi nội dung thuyết trình về Ban Tổ chức Hội thi trước thời gian thi 15 ngày. Ban Tổ chức Hội thi đánh giá cao thí sinh lựa chọn chủ đề thuyết trình phù hợp với tình hình thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân của địa phương mình.
Thí sinh được chấm điểm cao nhất phần thi diễn thuyết sẽ được lựa chọn để tham dự Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2015 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
1.2. Thời gian tối đa cho phần thi Diễn thuyết là 10 phút.
Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm, lấy điểm bình quân của các giám khảo, trong đó:
+ Nội dung 15 điểm;
+ Giới thiệu, thuyết trình 15 điểm;
+ Năng khiếu 10 điểm.
Nếu thí sinh trình bày quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm(mỗi phút quá giờ sẽ bị trừ 02 điểm).
2. Phần thi Kiến thức:
2.1. Phần thi kiến thức được chia làm 03 Bảng, mỗi Bảng gồm 03 đội. Mỗi đội dự thi bắt thăm câu hỏi, suy nghĩ và cử 01 thành viên trả lời, các thành viên khác có thể bổ sung (nếu có). Hết thời gian trả lời hoặc sau khi đội thi chính trả lời xong, 01 trong 2 đội còn lại có thể trả lời bổ sung nếu phần trả lời của đội thi chính thức còn thiếu. Điểm cho phần trả lời bổ sung của đội còn lại tối đa chỉ bằng ½ số điểm theo quy định.
Ban tổ chức sẽ gửi trước cho các đội thi bộ câu hỏi để các đội nghiên cứu và chuẩn bị tốt.
2.2. Thời gian thi tối đa phần thi này là 03 phút, trong đó:
Thời gian suy nghĩ: 30 giây.
Điểm tối đa cho phần thi này là 25 điểm. Đội thi bốc trúng câu hỏi do vị giám khảo nào phụ trách sẽ được vị giám khảo đó nhận xét và cho điểm trực tiếp. 
3. Phần thi “Sân khấu hoá”:
3.1. Mỗi đội, bằng hình thức sân khấu, dẫn dắt tình huống và xử lý các tình huống nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn (tự chọn), có chủ đề về công tác xây dựng tổ chức Hội, các phong trào nông dân; về quản lý và thu hồi các nguồn vốn ủy thác, Quỹ Hỗ trợ nông dân; về xây dựng nông thôn mới; về công tác xóa đói, giảm nghèo; Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng…
3.2. Thời gian tối đa phần thi này là 07 phút, kể cả phần lời dẫn.
Điểm tối đa cho phần thi này là 35 điểm, lấy điểm bình quân của các giám khảo, trong đó:
+ Biểu diễn 25 điểm
+ Trang phục đẹp 10 điểm.
Đội thi biểu diễn quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm(mỗi phút quá giờ sẽ bị trừ 02 điểm).
* Nếu kết thúc 03 phần thi, có một số đội bằng điểm nhau, Ban Tổ chức sẽ dùng điểm của lần lượt 03 phần thi: Diễn thuyết, Kiến thức, Sân khấu hóa để xếp thứ tự và trao giải thưởng.
III. BAN GIÁM KHẢO
1. Ban Giám khảo gồm các đồng chí trong Thường trực, các Ban chuyên môn của tỉnh Hội và mời một số đồng chí có chuyên môn phù hợp với các nội dung thi do Trưởng Ban Tổ chức quyết định.
2. Số lượng Ban Giám khảo:  5 người.
3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo.
-  Chấm điểm chi tiết cho từng nội dung thi của các thí sinh.
- Các thành viên Ban Giám khảo chấm điểm độc lập trên tinh thần công tâm, khách quan, chính xác theo đúng thang điểm của đáp án và tự chịu trách nhiệm về số điểm của mình.
- Giải quyết khiếu nại, thắc mắc về điểm thi của các thí sinh. Trong trường hợp nếu có kiến nghị của các thí sinh không đồng tình với số điểm của Ban Giám khảo thì quyền quyết định cao nhất là Ban Tổ chức Hội thi. Ban Tổ chức Hội thi chỉ giải quyết khi Trưởng đoàn yêu cầu, các thành viên khác không có quyền đề nghị giải quyết.
- Ban Giám khảo có Tổ Thư ký giúp việc (từ 2 đến 3 người) do Trưởng Ban Tổ chức chỉ định.
IV. GIẢI THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng như sau:         
01 giải nhất; 02 Giải nhì; 03 Giải ba; 03 giải khuyến khích; 01 giải năng khiếu:  Dành cho đội có phần thi Diễn thuyết tốt nhất.
V. PHẦN THI DÀNH CHO CỔ ĐỘNG VIÊN
Xen kẽ giữa các phần thi, Ban Tổ chức sẽ bố trí phần thi dành cho các cổ động viên, người nào dành được quyền và trả lời đúng câu hỏi sẽ được tặng 01 phần thưởng.
VI. VĂN NGHỆ PHỤC VỤ HỘI THI:
Mỗi đơn vị chuẩn bị 01-02 tiết mục văn nghệ để phục vụ Hội thi
VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Các đội tham gia dự thi có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trên.
- Trong quá trình tổ chức Hội thi, nếu có gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh bằng văn bản cho Ban Tổ chức Hội thi để kịp thời giải quyết. Căn cứ vào thực tế nếu có bổ sung, sửa đổi Thể lệ sẽ do Ban Tổ chức Hội thi quyết định và thông báo bằng văn bản cho các đội dự thi.                            

Nơi nhận:                                                                                                                                PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
     - Thường trực tỉnh Hội;                                                                                                  TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC HỘI THI
- Ban Tổ chức Hội thi;
- Ban giám khảo Hội thi;                                                                                                                       
- Các ban, Văn phòng tỉnh Hội;                                                                                                                     (Đã ký)
- HND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VP, Ban TC-KT. T/M BAN THƯỜNG VỤ
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      Nguyễn Hình

 

 

 

 

 

 


CHỦ ĐỀ VÀ YÊU CẦU NỘI DUNG THI DIỄN THUYẾT
HỘI THI CÁN BỘ CƠ SỞ HỘI GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LẦN THỨ I, NĂM 2015

I- Chủ đề
1. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh.
2. Hội viên nông dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất.
3. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân cơ sở trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
4. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân cơ sở trong việc xây dựng giai cấp nông dân.
5. Hội viên nông dân hưởng ứng tham gia cuộc vận động việc xây dựng thôn, bản, làng văn hóa.
6. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở nông thôn.
7. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
8. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
9. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn.
10. Hội viên nông dân hưởng ứng tham gia các phong trào giữ gìn trật tự  và đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội ỏ nông thôn.
11. Hội Nông dân cấp cơ sở với công tác Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
12. Hội Nông dân cấp cơ sở với công tác bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
13. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử của Hội Nông dân Việt Nam.
14. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong việc tham gia hội nhập quốc tế.
15. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
16. Vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân trong xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
17. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ hội, hội viên nông dân trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
18. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ hội và hội viên nông dân trong xây dựng mẫu người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
19. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ hội và hội viên nông dân trong việc tham gia giám sát và phản biện xã hội.
II- Yêu cầu nội dung thuyết trình
1. Bám sát dữ kiện chính của chủ đề đã đưa ra.
2. Giới thiệu chung về chủ đề thuyết trình: Nêu tên chủ đề thuyết trình; giới thiệu tóm tắt những thông tin chính, cơ bản có liên quan đến hoạt động, sự kiện chủ đề đã nêu.
3. Nêu được vai trò, ý nghĩa thiết thực của hoạt động, sự kiện liên quan đến chủ đề đã đưa ra đối hoạt động của Hội Nông dân và với đời sống lao động, sản xuất của hội viên nông dân.
4. Nêu rõ được vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân cấp cơ sở và hội viên nông dân. Liên hệ với thực tiễn hoạt động của Hội Nông dân cấp cơ sở và hội viên nông dân trong thời gian gần đây.
5. Đưa ra được thông điệp kêu gọi hội viên nông dân hưởng ứng và làm tốt trách nhiệm của mình.
* Phần nội dung để thuyết trình được đánh máy cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman, in một mặt trên khổ giấy A4, độ dài không quá 3 trang, đóng dấu xác nhận của HND huyện, thị xã, thành phố và chữ ký của thí sinh gửi về BTC Hội thi trước ngày 15 tháng  7 năm 2015 để BGK chấm điểm nội dung.
* Tại Hội thi các thí sinh thuyết trình trên sân khấu theo nội dung đã gửi cho Ban tổ chức. Thí sinh thuyết trình nội dung, thể hiện được khả năng diễn thuyết lưu loát, truyền cảm, thuyết phục được người nghe (phần này thí sinh không sử dụng tài liệu)./.
                                                                                     
                                                                                                                                                   BAN TỔ CHỨC
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÂU HỎI VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN
Hội thi Cán bộ cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I, năm 2015
(kèm theo thể lệ Hội thi Cán bộ cơ sở Hội giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I, năm 2015 ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế )

Câu 1: Các Anh chị nhận thức như thế nào về ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Đáp án:
Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…
Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng: Vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2: Ban Chấp hành cơ sở Hội có nhiệm vụ gì?
Đáp án:
1. Hướng dẫn các chi Hội, tổ Hội học tập, thực hiện Điều lệ và nghị quyết, chỉ thị của Hội; các nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
2. Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động; phối hợp với chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể ở cơ sở tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế- xã hội, tham gia kinh tế hợp tác và hợp tác xã, làng nghề, trang trại và các loại hình kinh tế tập thể khác. Tổ chức hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ giúp nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân.
3. Nâng cao chất lượng hội viên; xem xét, quyết định kết nạp hội viên; bồi dưỡng cán bộ Hội; duy trì nề nếp sinh hoạt với nội dung thiết thực; xây dựng quỹ Hội, thu nộp hội phí đúng quy định.
4. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội; phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể giám sát thực hiện chính sách, pháp luật ở nông thôn; tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; bồi dưỡng và giới thiệu với Đảng những cán bộ, hội viên ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp.
5. Thường xuyên phản ảnh tình hình tổ chức hoạt động của Hội, tình hình sản xuất, đời sống, tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị của hội viên, nông dân với cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp và Hội cấp trên.
6. Chuẩn bị nội dung, nhân sự ban chấp hành và tổ chức Đại hội khi hết nhiệm kỳ.
Câu 3: Ban kiểm tra giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Hội gồm những nội dung gì?
Đáp án:
Ban kiểm tra giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Hội gồm những nội dung sau:
1. Kiểm tra, giám sát cán bộ, hội viên, tổ chức Hội cấp dưới về chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Hội.
2. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính Hội, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Hội cùng cấp và cấp dưới.
3. Tham gia hoà giải và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân; giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Hội.
4. Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn.
Câu hỏi 4. Vì sao phải tiến hành xây dựng nông thôn mới?
Đáp án:
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, trong đó đáng chú ý là :
- Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học
- công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế .
- Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm.
- Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Vì vậy, phải tiến hành xây dựng Nông thôn mới.(Tham khảo thêm quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020)
Câu hỏi 5: Vai trò chủ thể của hội viên, nông dân trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới (NTM) được thể hiện như thế nào? 
Đáp án:
- Chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM;
- Chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn;
- Chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn;
- Chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn;
- Là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở.
Câu 6: Các Anh chị hãy cho biết mục đích, nội dung cơ bản của phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh là gì?
Đáp án:
- Tuyên truyền, giáo dục, làm cho hội viên, nông dân hiểu rõ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau; bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ trong yếu thường xuyên của toàn Đảng toàn quân, toàn dân. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Trên cơ sở nâng cao nhận thực, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, động viên hội viên, nông dân tích cực tham gia củng cố, hoàn thiện nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, tham gia củng cố, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, tự giác thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc và chính sách hậu phương đối với quân đội và công dân nhân dân; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước, nhớ nguồn đối với những người có công với nước. Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh và cha mẹ, vợ con liệt sỹ; tham gia phong trào quân chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng địa bàn trong sạch, bình yên, chủ động phong ngừa, đấu tranh tố giác tội phạm, giáo dục cảm hoa người làm lỗi tại cộng đồng dân cư; đấu tranh chống lại âm mưu và thủ đoạn” diễn biến hòa bình”, các luận điệu sai trái của các thế lực thủ địch, các tin đồn xuyên tạc.(Tham khảo thêm Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI)
Câu hỏi 7: Mục tiêu cơ bản của việc tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới của Hội Nông dân Việt Nam là gì?
Đáp án:
1 - Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nâng cao tinh thần yêu nước, đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Hội, các chương trình, phong trào thi đua yêu nước; nâng cao mọi mặt đời sống của hội viên, nông dân; nâng cao số lượng, chất lượng hội viên, hiệu quả hoạt động các chi, tổ Hội. Phấn đấu đạt và vượt mức các chỉ tiêu về tuyên truyền, vận động được Nghị quyết Đại hội các cấp Hội đề ra.
2 - Nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khả năng nắm bắt, ứng dụng thông tin, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường, kiến thức hội nhập quốc tế; tích cực, sáng tạo trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; ý chí tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu, thực sự trở thành chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
3 - Nâng cao vị thế, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam trong hệ thống chính trị, gắn kết chặt chẽ hội viên nông dân với tổ chức Hội, xây dựng tổ chức Hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Câu hỏi 8: Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020 là gì?
Đáp án:
1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu
2- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cấp Hội tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng kế hoạch hàng năm, giai đoạn phù hợp chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
3- Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực, ý thức chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
4- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu
5- Tăng cường giám sát, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nông dân về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
6- Huy động các nguồn lực hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu hỏi 9: Các Anh chị  hãy cho biết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó đã xác định các quan điểm chỉ đạo như thế nào?
Đáp án:
- Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
- Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Câu hỏi 10: Các Anh chị nêu tóm tắt nội dung các nhiệm vụ Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, trực tiếp thực hiện tại Quyết định 673/QĐ- TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ?
Đáp án:
Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh và chuyển thành đơn vị sự nghiệp để trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề nông cho các đối tượng là hội viên, nông dân trực tiếp làm nông nghiệp.
- Tham gia dạy nghề, liên kết dạy nghề và phối hợp đào tạo liên thông giữa các trình độ nghề cho lao động nông thôn.
b) Đổi mới và nâng cao hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, có con dấu và tài khoản riêng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc thành lập Quỹ; hằng năm hỗ trợ ngân sách địa phương cho Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân các cấp.
Câu 11: Nêu những nhiệm vụ và giải pháp trong chương trinh hành động số 22-CTr/TU của Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế khóa XIII để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Thừa Thiên Huế?
Đáp án:
1. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng- kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
3. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng còn nhiều khó khăn
4. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch có hiệu quả ở nông thôn
5. Phát triển nhanh việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn
6. Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhành kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân
7. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị- xã hội ở nông thôn, nhất là Hội nông dân
Câu 12: Anh (Chị) hãy trình bày một số nội dung về bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn của chương trình hành động tiếp tục thực hiện nghị quyết 26- NQ của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của BCH Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII.
Đáp án:
1. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn; nâng cao năng lực thích ứng cho nông dân đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thông qua các hoạt động: tổ chức các lớp tập huấn; hội thi “ Nông dân bảo vệ môi trường nông thôn”,“ Nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu ”, Thành lập và duy trì các chi tổ hội tự quản bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu,  Xây dựng các mô hình điểm “ Hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn”, “ các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất và đời sống của hội viên nông dân
2. Tham gia đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn.Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình nông dân văn hóa, thôn, ấp, bản làng văn hóa. Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục -thể thao quần chúng nhằm duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong nông dân, nông thôn.Tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội ở địa phương bằng nhiều hình thức như : tổ chức tuyên truyền, tập huấn, các hội thi “ Nông dân tham gia phòng chống tai, tệ nạn xã hội”, “ Nông dân thực hiện chính sách   Dân số và KHH gia đình”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.387.065
Truy cập hiện tại 1.247