Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm
Ngày cập nhật 12/05/2009

Chủ tịch Hồ Chí Minh-lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta; là linh hồn của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta những giá trị tinh thần vô giá, trong đó đặc biệt là tư tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng để lớp lớp các thế hệ Việt Nam học tập và noi theo. Ngày nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, tư tưởng của Người về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm lại thiết thực hơn bao giờ hết. Mỗi một cán bộ, đảng viên, nhân dân cần thấu hiểu tư tưởng này, để chung tay góp sức xây dựng một nước Việt Nam vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”

Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là những phẩm chất cở bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí quan liêu và đặc biệt là làm theo tấm gương của Bác là nội dung quan trọng thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong năm 2008, đồng thời là một trong những biện pháp thiết thực để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2008.
Trong các bài nói, bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều đến tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Người đã luận giải kỹ các nội dung về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi"” Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực.
Tiết kiệm là để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc, để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng khi nước ta là nước dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân, vay nợ nước ngoài... Để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả của 80 năm đô hộ, vơ vét của đế quốc Pháp rồi đến phát xít Nhật.
       Nội dung của tiết kiệm là: Tiết kiệm sức lao động, tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, 1 người làm bằng 2,3 người”. Tiết kiệm thời giờ. Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “ Một tấc bóng là một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ.  Ai đưa thời gian vứt đi, là người ngu dại”. Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác. Tiết kiệm tiền của: phải tiết kiệm tiền của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ.
Thế ai cần phải tiết kiệm? Theo Người: tất cả mọi người đều phải tiết kiệm, Trước hết là các cơ quan, bộ đội, các xí nghiệp. Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình. Bộ đội, chiến sĩ thì tiết kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm...; cán bộ cơ quan hành chính thì tiết kiệm thời gian, giấy mực...; cán bộ tư pháp tiết kiệm thời giờ cho nhân dân khi triển khai nhanh công việc.
  Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực thực hành tiết kiệm trong đời sống cá nhân. Ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay lao động, anh Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã tranh thủ thời gian để đi được nhiều nơi, học tập được nhiều điều, tìm con đường cứu nước. Người đã làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng. Tiền tiết kiệm được Người dùng cho hoạt động của tổ chức, của đoàn thể.
 Khi đã trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù trong chiến tranh ở chiến khu hay trong hòa bình tại Thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống giản dị, tiết kiệm như một lẽ tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tiết kiệm tiền của, thời gian của cán bộ, nhân dân. Cả cuộc đời Bác sống giản dị, tiết kiệm tiền của Nhà nước, của nhân dân. Đã có biết bao câu chuyện cảm động về tấm gương mẫu mực đó, từ những việc nhỏ như sử dụng chiếc phong bì vài lần, đi đôi dép da lốp đã cũ, mặc chiếc áo đã sờn cổ..., đến chiếc ô tô, ngôi nhà sàn...
 Để tiết kiệm thời gian của cán bộ, nhân dân, Người chủ động đến dự lớp học, thăm cán bộ, nhân dân, chiến sĩ. Những câu chuyện cảm động, như Bác đội mưa đến dự hội nghị đúng giờ để nhiều người không phải chờ đợi; Bác chủ động đến chúc tết cán bộ Hà Nội khi Đoàn đang chuẩn bị lên chúc tết Bác, nhưng chưa đi được vì gặp cơn mưa bất chợt.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm. Bác viết nhiều tài liệu để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm. Người kêu gọi, trong mọi hoạt động, trong mọi lĩnh vực và mỗi người đều phải tiết kiệm. Người đặc biệt yêu cầu phải triệt để tiết kiệm của công, của dân của nước, vì đó là mồ hôi của dân, xương máu của bộ đội chiến sĩ... Người yêu cầu phải tiết kiệm thời gian, giảm họp hành, tổ chức họp phải đúng giờ. Những câu chuyện kể về lời nhắc nhở của Bác với một vị tướng chủ trì hội nghị đến chậm 5 phút phải “nhân 5 phút đến chậm đó với 500 người chờ đợi”.
 Tiết kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người tiết kiệm để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói tiết kiệm là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Về phần mình, Người tiết kiệm để dành cho nhân dân. Người gương mẫu, mỗi tuần nhịn ăn một bữa để dành gạo cho dân dang đói; dùng tiền tiết kiệm được của riêng mình để tặng cho bộ đội. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Bác đã yêu cầu thư ký rút tiền tiết kiệm của Bác  để mua nước ngọt gửi cho bộ đội trực chiến trên các chiến trường miền Bắc.
Người không muốn vì mình mà nhân dân lãng phí tiền bạc, thời gian. Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Người dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giừo và tiền bạc của nhân dân”.
 

Ban biên tập
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.354.295
Truy cập hiện tại 62