Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn Hóa
Ngày cập nhật 12/05/2009

Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, suốt đời người đã hy sinh, phấn đấu không mệt mỏi  cho sự  nghiệp cách mạng Việt Nam, cho nhân dân. .Tư tưởng HCM về văn hóa có nguồn gốc sâu xa từ chủ yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, kết hợp với những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin .

UNECSCO (Tổ chức Văn hóa-khoa học-giáo dục Liên hợp quốc) từ lúc thành lập đến nay đã đưa ra một số định nghĩa về văn hóa.Theo tổ chức này văn hóa là tỏng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, quyết định tính cách riêng biệt của một xã hội. ộc này khác với dân tộc khác.
Bàn về  văn hóa. Người cho rằng đó là sự hiểu biết nội tại bên trong của một con người. một dân tộc, tạo ra lối ứng xử, biểu hiện trình độ người trong các quan hệ.
Tháng 8-1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa như sau:” Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết đạo đức, pháp luật, khoa học , tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày, về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của các phương thức sinh hoạt, cùng với nhũng biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống của sự sinh tồn (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H 2000.tr 431).Quan niệm của Người đã chỉ ra được nguồn gốc, động lực và cấu trúc về văn hóa. Quan niệm này có tính kế thừa, phát triển trước khi UNESCO ra đời.
Trong quá trình lãnh đạo lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sớm đưa ra những quan điểm xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đồng thời Người là kiến trúc sư, tổ chức lãnh đạo xây dựng nền văn hóa mới đó.Là danh  hân văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹp cho cốt cách văn hóa dân tộc, thống nhất với các yếu tố nhân loại.Với Người văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa nói chung, Chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng đóng vai trò quan trọng tạo bước nhảy vọt triệt để trong tư duy hành động của con người và của các dân tộc bị áp bức. Người đã từng nói “ văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “ phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân, để thực hiện độc lập tụ cường , tự chủ “, Như vậy văn hóa như một động lực đẩy các dân tộc đoàn kết và hiểu biết lần nhau..
Người cho rằng : văn hóa có tác dụng “ sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ xây xã hội mới”. Người đã từng nói “ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Con người có đạo đức trí tuệ, văn hóa, sức khỏe vừa là động lực xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu của sự  nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến di sản văn hóa của dân tộc, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc đồng thời cần triệt để, tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người.
Người rất am hiểu các trào lưu nghệ thuật Âu, Á, Người có thể tranh luận một cách tinh tế về các tác phẩm, chính vì vậy mà người từng phát biểu cần phải học những cái hay ở bất cứ nước nào ở Âu, Mỹ. Theo người trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại, cần đặc biệt coi trọng những cái hay và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin vào điều kiện Việt Nam.
Về mặt trận văn hóa và chiến sĩ văn hóa tư tưởng , Người đã hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX, đã được tiếp tục phát triển qua các giai đoạn phát triển cách mạng. Người cho rằng:” trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cần chú ý đến, phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ( Hồ Chí Minh, Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, trang 345). Như vậy văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, thiếu nó cơ chế xã hội không thể phát triển được.
Mỗi quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị được Người xác định :”Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế, chính trị”. Văn hóa phụng sự nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở là một quan điểm xuyên suốt trong tư tưỏng Hồ Chí Minh về văn hóa. Theo Người quần chúng là người không phải chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà còn là người sáng tác nữa, quần chúng còn là đối tượng phản ánh.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chủ trương xây dựng nền văn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam có sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lê nin. Người chủ trương xây dựng nền văn hóa toàn diện bao gồm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt Người nhấn mạnh những nét trong đạo đức của văn hóa phương Đông.Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam có ba mặt thống nhất với nhau. Thứ nhất đó là củng cố, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Thứ hai: khắc phục những thiếu hụt của văn hóa truyền thống. Cuối cùng là tạo ra những giá trị của nền văn hóa tương lai. Hướng con người đến chân giá trị của Chân, Thiện, Mỹ.
 

Xuân Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.386.247
Truy cập hiện tại 1.091