Cụ thể:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 45.566ha, trong đó nhiễm nặng 111ha, mật độ phổ biến từ 10-20 con/m2 nơi cao trên 40 con/m2 tập trung chủ yếu tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Rầy các loại: Tổng diện tích nhiễm 61.551ha, trong đó nhiễm nặng 3.541ha, mật độ phổ biến từ 750-2.000 con/m2, cao trên 3.000 con/m2 tập trung tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
|
Trong tháng 1 đã có nhiều loại sâu bệnh hại lúa.
|
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Kết quả giám định mẫu cho thấy trong tổng số 88 mẫu rầy tại Đồng Tháp không có mẫu nào dương tính với virus gây vàng lùn, lùn xoắn lá. Riêng tại Sơn La, bệnh lùn sọc đen xuất hiện trên lúa chét.
- Bệnh khô vằn: Gây hại chủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ và miền Trung với tổng diện tích nhiễm 5.829ha, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5-10%; nơi cao 15-40%.
- Sâu đục thân 2 chấm: Tổng diện tích nhiễm 1.439ha, tỷ lệ hại phổ biến 2-7%; cao đến 10-15%, phân bố chủ yếu tại miền Trung và Nam Bộ.
- Bệnh đạo ôn lá: Tổng diện tích nhiễm 88.968ha, trong đó nhiễm nặng 1.418ha, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 3-10%; nơi cao từ 20-30%, tập trung tại các tỉnh Nam Bộ.
- Bệnh đạo cổ bông: Tổng diện tích nhiễm 5.202ha, trong đó nhiễm nặng 24ha, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 3-5%; nơi cao từ 7-10%, tập trung tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ.
- Chuột: Tổng diện tích hại 10.270ha, trong đó hại nặng 88ha, tỷ lệ hại phổ biến từ 3-10%, nơi cao từ 20-50%; phân bố rải rác trên toàn quốc, nhưng do hạn nên diện tích tăng tại Bắc Trung Bộ (mất trắng 24ha).
Một số đối tượng khác như ốc bươu vàng, nhện gié, bọ trĩ, bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, sâu phao, sâu keo, tuyến trùng rễ... phát sinh cục bộ, gây hại nhẹ.
Văn Ngọc