Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Từ ngày 08/11/2019, tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi
Ngày cập nhật 07/11/2019

      Sáng ngày 05/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công điện gửi các địa phương, chủ hồ chứa về tình hình ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão.

 

 

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, hồi 01 giờ ngày 05/11 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 114,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 240km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-50km/giờ), giật cấp 8, có khả năng mạnh lên thành bão. 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên từ ngày 8-12/11 ở trên đất liền tỉnh ta có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to và dông, với tổng lượng cả đợt có thể đạt 200-400mm,riêng vùng núi có thể cao hơn; ở vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động rất mạnh. 

Để chủ động ứng phó với ATNĐ kết hợp không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn diện rộng, gió mạnh trên biển, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã và thành phố Huế; các sở, ban ngành trong tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ, để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ (Vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia). 

Từ ngày 08/11/2019, tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi bao gồm cả số ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá; tổ chức kêu gọi các tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn. 

Các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của ATNĐ để chỉ đạo triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, nhà cửa khu vực ven biển; chỉ đạo các địa phương thu hoạch diện tích hoa màu và diện tích nuôi trồng thủy sản; đồng thời có phương án bảo vệ diện tích còn lại ở vùng thấp trũng chưa thể thu hoạch xong.

Rà soát, kiểm tra phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển; vùng thấp trũng, khu vực ngập úng đô thị, đặc biệt là khu vực Nam Đông, A Lưới để sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi cần thiết 

Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình ven biển, ven sông có phương án khơi thông dòng chảy; phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, vật tư thi công; bố trí biển báo, lực lượng ứng trực, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công dở dang. 

Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện (đặc biệt là các hồ vùng cát, hồ đang thi công dở dang và hồ thủy điện mới tích nước) tổ chức trực ban theo dõi, quan trắc diễn biến của mưa lũ, thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo vận hành an toàn công trình và an toàn vùng hạ du.

Các đơn vị tiến hành trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.

 

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.406.191
Truy cập hiện tại 61