Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
HỘI NÔNG DÂN HUYỆN PHÚ VANG
NỖI LO CỦA NGƯ DÂN SỐNG VÙNG BÃI NGANG, VEN BIỂN
Ngày cập nhật 29/04/2016
Chi hội Phương Diên đang hướng dẫn cho ngư dân cách sử dụng lưới cụ

    Hải sản đánh bắt không ai mua, vì người dân sợ ngộ độc; còn các mặt hàng khác thì bị tư thương tăng giá, do những tin đồn thất thiệt khiến người dân hoang mang, lo lắng cộng với nhiều nổi niềm nặng trĩu trên vai của những ngư dân sống vùng bãi ngang, ven biển.

    Từ bao đời nay,  người dân vùng biển luôn ước nguyện trước mỗi chuyến đi biển là cầu trời cho sóng yên, biển lặng. Bởi ra ngoài khơi cũng đồng nghĩa là những ngư dân phải đối mặt với bao khó khăn, vất vả và cả hiểm nguy. Những giọt mồ hôi, nước mắt mặn chát của những ngư dân đã hòa chung vào vị mặn của biển cả mênh mông.

   Vậy mà, thời gian gần đây, tình hình nước biển nhiễm đốc ở khu công nghiệp Vũng Áng ( huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), cá chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ biển. Nước biển theo dòng hải lưu lan vào tận tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

   Hiện nay người dân các địa phương ven biển đang rất hoang mang và bất an trước hiện tượng này. Vì mỗi chuyến ra khơi chi phí lại nhiều nhưng thu hoạch thì chẳng bao nhiêu, hải sản đánh bắt được không biết bán cho ai. Nếu bán được thì bị tư thương ép giá mà không đi đánh bắt thì biết sống ra sao???  Bao nỗi lo toan, vốn đôi vai gầy dãi nắng dầm sương, suốt ngày bán lưng cho trời bán mặt cho biển, giờ lại càng đè nặng hơn trên đôi vai gầy gò. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng biển lại tăng cao do xác cá chết trôi dạt vào bờ, những ngư dân sống dọc ven vùng bờ biển lại càng thiệt thòi hơn.

   Hiện nay, cũng may trên các vùng ở các xã ven biển, bãi ngang của huyện Phú Vang, tình trạng cá chết trên biển vẫn xảy ra nhưng không nhiều, tình trạng tôm chết trên các hồ nuôi cũng có như ở các xã: Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh hà... nhưng đó là do nhiều nguyên nhân, chứ không phải là do nguồn nước nhiễm độc nhưng người dân cũng rất băn khoăn, lo lắng vì ngư dân treo thuyền, không ra khơi đánh bắt được; cá, tôm, cua nuôi các vùng Đầm phá không biết bán cho ai?

  Tuy nhiên, các thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu trên thị trường lại không ngừng tăng giá như: thịt lợn, thịt bò, gà, vịt, cá nước ngọt;  muối, nước mắm và mắm ruốt; do người dân lo sợ ăn các loại hải sản của biển, nước lợ sẽ bị nhiễm độc. Với nhiều tin đồn: “cá chết trên dọc bờ biển không biết đi đâu về đâu??” đã khiến người dân lo sợ phải dữ trữ muối, nước mắm và mắm ruốt để yên tâm cho người thân sử dụng sau này, làm cho giá các mặt hàng này bị tư thương đây giá tăng cao.

   Người dân đã khổ mà ngư dân vùng biển còn khổ hơn. Bao nhiều vốn liếng, vay mượn, công sức và niềm tin, họ dồn vào để trang bị cho mình những chiếc tàu, thuyền để yên tâm ra vương ra khơi xa. Rồi đời này nối tiếp đời kia, họ dựa vào biển để mưu sinh.  Biển dường như đã ngấm sâu trong máu thịt của ngư dân, biển không chỉ là nơi gắn bó nghề nghiệp mà đã trở thành hồn cốt của họ. Khó có thể diễn tả được nỗi vất vả của những ngư dân bởi khi họ phải lênh đênh cùng con sóng, phải làm việc quần quật nhiều ngày liền với nắng, gió và sóng dữ và trên vai họ là gánh nặng gia đình, là cha mẹ già, là vợ con nheo nhóc.

   Vậy mà, giờ đây, biết đến bao giờ họ mới có thể ra khơi, để sau mỗi chuyến ra khơi đó, họ đánh được một mẻ cá, tôm đầy, với một nụ cười hài lòng trên môi khi tàu thuyền cập bến./.

                                                                                                                                                                             

Diễm Phúc (Hội Nông dân huyện Phú Vang)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.410.062
Truy cập hiện tại 1.017