Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
“Đừng thờ ơ trước những khó khăn bủa vây nông dân”
Ngày cập nhật 30/03/2017

          Đó là nhắn nhủ của Chủ tịch Lại Xuân Môn tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân cấp tỉnh (DN&HTND),  do Trung ương Hội NDVN tổ chức tại Hải Dương sáng nay (28/3/2017). Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành TƯ Hội NDVN Lại Xuân Môn chủ trì HN.

      Dự Hội nghị về phía tỉnh Hải Dương có đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại biểu các sở, ban, ngành, một số doanh nghiệp…
 
Phía Hội ND có Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành TƯ Hội NDVN Lều Vũ Điều; các Phó Chủ tịch: Nguyễn Hồng Lý, Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội ND và Giám đốc 63 Trung tâm DN&HTND các tỉnh, thành Hội.

      Trăn trở dạy nghề
  
Muốn học nghề nhưng đã quá tuổi theo quy định được hỗ trợ đào tạo nghề, bà Trinh Thị Hào ở Thái Bình đành quay về với nghề nông truyền thống, thu nhập bấp bênh. 
 
Trường hợp kể trên là 1 trong những khó khăn mà bất cứ Trung  tâm DN (gọi tắt là Trung tâm) nào trong cả nước cũng gặp phải. Điều đó khiến mục tiêu nông dân có việc làm, tăng thu nhập lên gấp 2,5 lần vào năm 2020 gặp cản  trở.  
Hiện có tới 96,4% lao động  nông - lâm - ngư nghiệp chưa qua đào tạo. Đây là một trong những lực cản rất lớn đối với quá trình CNH-HĐH nông thôn của nước ta.
 
          Theo quy hoạch nhân lực, đến năm 2020 khoảng 22 - 24 triệu người (tương đương với khoảng 35,0 - 38,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế) làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng lên khoảng 50% năm 2020 (tương đương 12 triệu người). Đây là sợi chỉ dẫn đường để Hội NDVN xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân nhằm thích ứng với yêu cầu thực tiễn trong tương lai.

Tìm giải pháp hỗ trợ nông dân 
 
Hiện nay hỗ trợ và đào tạo nghề cho nông dân đứng trước 3 thách  thức, một là về áp lực trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và tích tụ ruộng đất khiến nhiều nông dân không còn đất và thất nghiệp; hai là khó khăn trong đầu tư ngân sách, nguồn lực hỗ trợ đào tạo nghề như kinh phí, cơ sở vật chất; ba là năng lực đào tạo nghề của đội ngũ cán bộ Hội còn hạn chế.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có 54/63 tỉnh, thành Hội bố trí được mặt bằng xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND. Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã dạy nghề thường xuyên được gần 20.000 lớp, cho trên 662.000 lượt người tham gia. Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định sau khi được học nghề đạt trên 80%.

Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp Hội đạt 2.351,758 tỷ đồng, giúp 185.000 hộ hội viên nông dân mở rộng quy mô phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội còn phối hợp cung ứng trên 1.212 triệu tấn phân bón, hơn 412.591 tấn thức ăn chăn nuôi, trên 11.929 nghìn giống cây con, hơn 99.400 tấn thuốc thú y và 1.598 tấn thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân. Hướng dẫn thành lập được 14.604 mô hình kinh tế tập thể.

Theo ông Hoàng Trọng Thủy, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nông thôn mới, Hội nghị cần bàn các giải pháp để tháo gỡ các nút thắt trên.
  Ông Trần Đăng Sâm, Chủ tịch Hội ND Bắc Ninh cho rằng khó khăn trong công tác dạy nghề là kinh phí cấp cho dạy  nghề còn ít, việc dạy nghề mới chỉ triển khai ở một số nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân; nhận thức về công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân của cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế. Ông đề nghi cần tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ Trung tâm.
 
 
Để hỗ trợ nông dân có việc làm, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân cần có cơ chế, chính sách để nông dân và doanh nghiệp liên kết, hợp tác trong chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa, Chủ tịch Hội ND Quảng Bình chia sẻ.
 
 
Bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho rằng, khó khăn lớn của Hội ND các tỉnh, thành là biên chế cho Trung tâm dạy nghề quá ít, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề. Bà cho biết thêm, nông dân trong độ tuổi học nghề không còn nhiều do thanh niên, trung niên ly hương ra các thành phố lớn. Do quy định về độ tuổi học nghề nên công tác tuyển sinh khó khăn.
  
Bà Nguyễn Thị Bình kiến nghị, để tìm giải pháp hỗ trợ nông dân phải có sự liên kết giữa Hội ND các tỉnh, thành, giữa Trung tâm với doanh nghiệp; mở rộng các nghành nghề đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Cán bộ Trung tâm phải “giỏi một việc, biết nhiều việc”.
  
Ông Hoàng Trọng Thủy lại cho rằng, muốn làm tốt việc hỗ trợ nông dân phải có sự thống nhất, sâu chuỗi giữa công tác dạy nghề của Hội với các ngành khác như công tác khuyến nông, thương mại bao tiêu sản phẩm.
  “Các Trung tâm phải tự chủ hơn nữa” là ý kiến ông Nguyễn Văn Hải, giám đốc Công ty Enzyma Việt Nam. Ông cho rằng đội ngũ cán bộ Trung tâm  ở các tỉnh còn rất mỏng nên cần mạnh mẽ chuyển từ hoạt động hành chính sang hoạt thương mại mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay. 

Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị

Đừng thờ ơ với những khó khăn bủa vây nông dân”
 
 
Để các Trung tâm DN & HTND thời gian tới hoạt động có hiệu quả, các cấp Hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của các Trung tâm là đơn vị sự nghiệp để trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; Xây dựng Đề án khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất Trung tâm cấp tỉnh; Đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các Trung tâm, tăng cường kiểm tra, quản lý, nâng cao trách nhiệm... 
 
Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Lại Xuân Môn khẳng định, sau 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn, trong đó phải kể đến những đóng góp to lớn của người nông dân. 
 
Tuy nhiên, đời sống của bà con vẫn gặp nhiều khó khăn, để giải bài toán này Ban Bí thư TƯ Đảng đã ban hành Kết luận 61. Nhằm góp phần hỗ trợ nông dân, các Trung tâm phải tích cực cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ vốn, giống, vật tư, dạy nghề cho  bà con. Cán bộ Hội không thể thờ ơ với những khó khăn bủa vây nông dân.  
Cán bộ, công chức làm đến tuổi thì được nghỉ chế độ nhưng người nông dân không có độ tuổi lao động, họ phải làm việc đến khi không thể làm được nữa, vì vậy phải tháo gỡ những cản trở trong quá trình triển khai thực hiện- Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh.  
Về phương hướng, nhiệm vụ, Chủ tịch đề nghị các tỉnh, thành Hội phải tập trung tuyên truyền hoạt động; tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, trong đó tập trung vào hỗ trợ; các ban, đơn vị TƯ Hội phải phối hợp với các tỉnh, thành Hội tổ chức hội nghị, tập huấn, Hội thảo tại các Trung tâm; dự kiến đổi tên Trung tâm DN &HTND thành Trung tâm hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nông dân để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
 
Chủ tịch cũng giải đáp một số kiến nghị của các đại biểu về hoạt động hỗ trợ, dịch vụ, cơ chế hoạt động của các Trung tâm; định kỳ tổ chức các Hội nghị; kết nối phối hợp giữa Hội với các doanh nghiệp theo xu hướng công nghệ cao, hữu cơ...   

Theo CĐT Hội Nông dân Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.408.340
Truy cập hiện tại 378