Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Quảng Điền hướng đến mô hình nông nghiệp số
Ngày cập nhật 30/03/2022
Mô hình cà chua công nghệ cao ở Quảng Thọ

  Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, ông Lê Ngọc Bảo khẳng định, chuyển đổi số (CĐS) nông nghiệp là cơ hội để xây dựng nền nông nghiệp minh bạch thông tin, giúp nông sản Quảng Điền đảm bảo chất lượng, an toàn, vươn xa và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng.

 

Từ mô hình công nghệ cao

Năm 2021, ông Hoàng Công Thông ở thôn La Vân Hạ, xã Quảng Thọ đầu tư mô hình trồng cà chua công nghệ cao trên diện tích gần 1.000m2 ứng dụng công nghệ trồng trong nhà lưới, với số lượng trồng ban đầu gần 2.000 cây trong bịch. Tổng chi phí thực hiện mô hình hơn 1,6 tỷ đồng, trong đó huyện hỗ trợ 490 triệu đồng, số tiền còn lại do gia đình ông Thông đầu tư.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà chua, ông Thông tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình tạo cơ hội giúp người dân học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Trong điều kiện chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, kết hợp thời tiết thuận lợi, sau ba tháng trồng sẽ cho thu hoạch sản phẩm nhiều đợt trong năm. Mỗi năm, bình quân mỗi bịch cà chua cho thu hoạch ước từ 7 đến 10kg, giá hiện nay khoảng 20 ngàn đồng/kg. Với gần 2.000 bịch có thể cho sản lượng khoảng 17 tấn, thu nhập  vào khoảng 350 triệu đồng.

Dù chi phí đầu tư ban đầu mô hình cà chua trong nhà lưới cao hơn so với trồng cà chua theo phương pháp truyền thống, nhưng lại giảm chi phí trong những vụ sau nhờ trang thiết bị có sẵn. Độ bền các loại vật liệu của mô hình nhà lưới có thể kéo dài hơn 20 năm, trừ bạt ni lông làm mái che thì vài năm thay một lần. Với mô hình này còn ngăn ngừa được côn trùng phá hại, giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường đất, nước và hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn.

Cùng thời điểm, Công ty CP 3F Việt liên kết với người dân Quảng Phú triển khai mô hình chăn nuôi gà thảo dược, nhà máy ấp trứng 3F bằng công nghệ cao, mỗi năm sinh sản 7 triệu con giống, cung ứng nhu cầu chăn nuôi gà thảo dược tại 10 tỉnh, thành. Tại xã Quảng Thái, Công ty TNHH Dược liệu Hương Cát liên kết triển khai mô hình trồng cây dược liệu sâm cau với diện tích 2ha, mang lại hiệu quả bước đầu. Công ty còn hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ trồng các loại cây dược liệu có giá trị như tràm gió, săng mã, gỗ gõ trên vùng rú cát.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Ngô Văn Dinh đánh giá, các mô hình công nghệ cao đều là mô hình mới, lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn huyện cho thấy hiệu quả ban đầu khả quan.

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền thông tin, thực hiện CĐS trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ việc chuyển đổi sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, huyện quy hoạch lại vùng sản xuất, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Đến nay, toàn huyện đã đưa vào sản xuất thí điểm thành công 16ha lúa theo hướng hữu cơ, 17ha lúa sử dụng phân vi sinh và 20ha lúa trồng theo hướng VietGAP; chuyển đổi hơn 450ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và cây trồng các loại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Quảng Thọ được đánh giá là địa phương đi đầu trong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, UBND xã đã xây dựng mô hình HTX số tại HTX NN Quảng Thọ 2. Địa phương cũng đã làm việc với các tổ chức tài chính, các đơn vị thanh toán trung gian tạo tài khoản thanh toán trực tuyến Viettel Pay… Đến nay, trên địa bàn xã có hơn 1.000 hộ dân được tạo tài khoản, cấp thẻ thanh toán hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng, chiếm 65% tổng hộ dân trên địa bàn xã.

Từ mô hình tại Quảng Thọ bước đầu có sức lan tỏa trên địa bàn huyện. Nhiều HTX và nông dân trên địa bàn huyện cũng đã đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng hệ thống nhà lưới, tưới cây trồng bằng máy phun tưới tự động đảm bảo cung cấp nước thường xuyên, chủ động điều hòa nhiệt độ khi thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài. Một số hộ như Nguyễn Cho ở xã Quảng Phú trồng nấm linh chi công nghệ cao; ông Hồ Điệt ở xã Quảng Lợi triển khai 1,6ha trồng lúa sinh thái ở HTXNN Thắng Lợi. Một số HTX như Thống Nhất, Mai Phước, Phú Thuận hợp đồng với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái, cho thấy nhiều ưu điểm như giảm chi phí, bảo vệ môi trường, sức khỏe người sản xuất.

 

Triều Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.400.870
Truy cập hiện tại 332