Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Dự kiến mô hình 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện
Ngày cập nhật 28/10/2022

        Tại Hội thảo góp ý báo cáo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (lần 1) ngày 27/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, quá trình lập quy hoạch, kỳ vọng sẽ khắc phục tối đa các tồn tại đã được nhận diện, định hình cho từng không gian phát triển để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. 

 

 

Tập trung mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại 

Đặt vấn đề tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, công tác tổ chức lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong năm 2022. Đồng thời, mong muốn nhận được nhiều ý kiến để sớm đưa tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025, và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ.

Ngoài các kịch bản và lựa chọn phương án phát triển dân số, lao động và đô thị hóa; kịch bản và lựa chọn phương án phát triển kinh tế; kịch bản tăng trưởng,…thông tin về các kịch bản phát triển không gian và tổ chức lãnh thổ, phương án quy hoạch hệ thống đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, đối với phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, dự kiến giai đoạn đến năm 2030, trên cơ sở các kịch bản, thành phố được dự kiến gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện…

Các nguyên tắc tổ chức không gian lãnh thổ phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột:  kinh tế, xã hội, môi trường; lồng ghép khung bảo vệ thiên nhiên với cấu trúc không gian nhân tạo; mô hình tổ chức không gian hành chính đối với TP trực thuộc Trung ương phù hợp với quy định của pháp luật; đánh giá tổng hợp phù hợp với tiềm năng đất đai, lựa chọn và sử dụng hợp lý các khu vực ưu tiên phát triển; đảm bảo sự chuyển tiếp hài hoà trong quá trình tổ chức không gian giữa các giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Liên quan đến nội dung các khâu đột phá trong quy hoạch tỉnh, TS. Phạm Văn Đại, chuyên gia kinh tế, Đại học Fulbright cho rằng, tỉnh cần tập trung vào việc cải cách hành chính, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù về quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị di sản và kinh tế-xã hội. Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại hội thảo

Đối với sắp xếp các cụm ngành ưu tiên chiến lược, TS. Phạm Văn Đại cho biết, các cụm ngành kinh tế quan trọng của Thừa Thiên Huế có thể được phân loại thành 4 nhóm dựa theo quy mô hay lợi thế so sánh hiện tại của cụm ngành và tiềm năng, tăng trưởng trong tương lai. Theo đó, nhóm “Ngôi sao” bao gồm du lịch, giáo dục, công nghiệp may mặc; nhóm “Bò sữa” bao gồm ngành sản xuất đồ uống. Tìm kiếm các cơ hội thu hút đầu tư mới hoặc dự án mở rộng nhằm đưa ngành trở lại nhóm “Ngôi sao”; nhóm “Dấu hỏi” bao gồm: công nghệ thông tin, sản xuất thuốc và hóa dược, công nghiệp văn hóa, công nghệ sinh học, sản xuất dụng cụ y tế, chế biến sâu silicat; nhóm “Nền tảng” bao gồm: các nhóm ngành khác như xi măng, sản xuất từ kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất và lắp ráp ô tô…

Tận dụng tối đa dư địa để phát triển

Quan điểm lập quy hoạch là phải cụ thể hóa Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 của đất nước, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch các ngành quốc gia, quy hoạch vùng; đảm bảo phát triển hài hòa các địa phương, vùng lãnh thổ trên địa bàn; tính khả thi trong triển khai, đáp ứng các nhu cầu trong các giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030; tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tầm nhìn đến năm 2050.

Tại hội thảo, ngoài nghe các đơn vị tư vấn báo cáo, phân tích vào các chuyên đề về quy hoạch tỉnh, các đại biểu tham gia ý kiến tập trung vào việc tận dụng các dư địa để phát triển. 

Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển tỉnh Cung Trọng Cường cho rằng, trong việc định hướng các ngành ngề quan trọng như cụm công nghiệp, thương mại du lịch, cụm kinh tế nông nghiệp thì cần quan tâm đến kinh tế số. Ông Cường cũng đề xuất bổ sung các yếu tố phát triển bền vững, điều chỉnh các nhóm sản xuất có lượng phát thải lớn. Tách kinh tế biển ra khỏi nông nghiệp, đặc biệt là bổ sung kinh tế số vào nhóm ngành thương mại dịch vụ.

Liên quan đến quy mô dân số trong báo cáo quy hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Đại Viên nêu quan điểm, cần quan tâm đến dân số quy đổi và tính khả thi của những con số khi dự báo quy mô dân số. Ngoài ra, ông Viên cho rằng, hệ thống giao thông cần đầu tư đồng bộ, nhất là những tuyến nối từ TP. Huế đến Phú Vang và Quảng Điền; nghiên cứu đưa hệ thống giao thông đường thủy, giao thông xanh vào đô thị; nghiên cứu đầu tư nghĩa trang ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các đại biểu tại hội thảo. Đồng thời đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu để tiến hành hoàn thiện quy hoạch.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên đề Phương án phân bố và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và các đơn vị hành chính cấp huyện; Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật; Phương án phát triển hạ tầng xã hội… cũng được thảo luận.

 

https://baothuathienhue.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.397.747
Truy cập hiện tại 1.911