Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Diện mạo nông thôn mới
Ngày cập nhật 29/06/2023
Cơ giới hóa trong nông nghiệp

     Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng diện mạo nông thôn văn minh, hiện đại... là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

 

 

 

Nông sản OCOP gắn với du lịch

Với mục tiêu nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 150 sản phẩm được được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đến nay, toàn tỉnh đã có 56 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Trong đó, 17 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 35 sản phẩm 3 sao; 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng. Nhiều sản phẩm OCOP phải kể đến như trà rau má, sản phẩm mây tre đan Bao La, gạo Phú Hồ, gạo hữu cơ An Lỗ... trở thành sản phẩm chủ lực, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân các địa phương.

Từ quan điểm lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất gắn với xây dựng NTM nói riêng, tính riêng ba năm qua (giai đoạn 2021-2025), tỉnh đã triển khai nhiều đề tài, dự án, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất và hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù tại địa phương. Từ đó góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước hoàn thiện các mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh. Một số mô hình, đề tài nổi bật có thể kể đến, như cải tạo chất lượng đàn bò ở A Lưới, thâm canh giống cam mới Valencia 2 (V2) tại Nam Đông, nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nâu ở khu vực đầm phá Tam Giang, các sản phẩm sen Huế...

Nhiều chính sách cho nông nghiệp, nông thôn tạo động lực phát huy tính cộng đồng, khai thác tiềm năng sản phẩm du lịch nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Một số địa phương đầu tư cải thiện cảnh quan, môi trường, hình thành các điểm dịch vụ du lịch ở khu vực nông thôn như tắm thác, tắm suối, trải nghiệm trên đầm phá, lòng hồ, vườn hoa… Các sự kiện văn hóa du lịch tại các nghề, làng nghề truyền thống được khai thác, phát huy như Chợ quê ngày hội - Cầu ngói Thanh Toàn, lễ hội Hương xưa làng cổ gắn làng nghề gốm Phước Tích và mộc Mỹ Xuyên, lễ hội Sóng nước Tam Giang, ngày hội vùng cao A Lưới tái hiện nghi lễ cúng dâng zèng của dân tộc Tà Ôi... Bước đầu một số tour du lịch nông thôn được hình thành, tạo ấn tượng tốt với du khách. Theo chỉ đạo, định hướng của tỉnh, các địa phương dựa vào tiềm năng, lợi thế của từng vùng để đầu tư xây dựng, phát triển các mô hình du lịch nông thôn tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy...

Nông thôn văn minh

Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ (Quảng Điền), ông Trần Kìm khẳng định, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, lồng ghép các chương trình, dự án đã làm đổi thay khá nhanh chóng diện mạo nông thôn. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được mở rộng, nâng cấp, nhiều tuyến đường một thời chỉ là lối mòn bằng đất đỏ, cấp phối giờ thay bằng đường bê tông, thảm nhựa sạch đẹp. Các công trình sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao, vui chơi giải trí được xây dựng khang trang, góp phần tạo diện mạo mới cho địa phương và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Phó Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh, ông Lê Thành Nam thông tin, tỉnh triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các địa phương đầu tư vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp đưa việc xây dựng mô hình "tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn" trở thành một trong những hoạt động trọng tâm hằng năm. Tính riêng năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp xây dựng và nhân rộng hơn 130 "tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn", tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường các tuyến đường với mục tiêu “sạch nhà - đẹp ngõ”. Các lực lượng, phụ nữ tham gia làm vệ sinh vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, hưởng ứng “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, “tuyến đường phụ nữ tự quản”, “hàng rào xanh”, “biến rác thành tiền”. Đến nay, trên địa bàn tỉnh duy trì hơn 30 điểm sinh hoạt cộng đồng “xanh, sạch, sáng, thân thiện với môi trường” của phụ nữ.

Hội Nông dân các cấp triển khai làm vệ sinh môi trường và trồng gần 600 cây xanh các loại dọc các tuyến đường liên thôn, duy trì 236 "tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn". Liên đoàn Lao động tỉnh vận động đoàn viên, cán bộ, lao động ủng hộ hàng trăm ngày công làm đường giao thông, rãnh thoát nước, tu sửa và nâng cấp các đoạn đường bị hư hỏng. Đoàn Thanh niên triển khai xây dựng 141 tuyến đường với chiều dài gần 40km, lắp đặt hơn 58km đường điện chiếu sáng, khơi thông 35km kênh mương nội đồng, trồng hơn 332 ngàn cây xanh các loại...

Các địa phương đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh. UBND tỉnh đang thực hiện thí điểm, triển khai xây dựng hai mô hình “Xã thông minh” tại xã Vinh Hưng (Phú Lộc) và xã Quảng Thọ (Quảng Điền), bước đầu đạt một số kết quả khả quan trong nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, giám sát an ninh và cung cấp thông tin, cảnh báo người dân, nhất là trong mủa mưa bão, không sử dụng tiền mặt...

3 năm qua, toàn tỉnh đầu tư gần 2.300 tỷ đồng cho việc nâng cao hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; trong đó, ưu tiên hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị. Đối với các chương trình, như chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được UBND tỉnh chú trọng đầu tư với tổng kinh phí bố trí tính đến tháng 12/2022 là 30.810 tỷ đồng

 

https://baothuathienhue.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.400.909
Truy cập hiện tại 339