|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã Hội Nông dân Việt Nam
| |
|
Kỹ thuật nuôi kỳ nhông Ngày cập nhật 08/06/2009
Kỹ thuật nuôi kì nhông
|
Làm chuồng, hố nuôi
Hố nuôi kỳ nhông được bao tường xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền trát hồ xi măng láng bóng rộng khoảng 30cm để kỳ nhông không thoát được ra ngoài. Nền hố tôn cao 30-50cm so với mặt đất xung quanh, xếp gạch xỉ cách nhau 3- 5cm, đổ một lớp cát dày 0,6- 0, 7m để thoát nước và cho kỳ nhông làm tổ. Trồng cây hay làm chòi tạo bóng mát cho kỳ nhông trú nắng nhưng phải cách tường bao trên 1, 5m để kỳ nhông không nhảy ra ngoài.
Nguồn giống
Có hai nguồn cung cấp giống: Bắt trong tự nhiên, loại này thường không đồng cỡ, có con lớn, con bé khó nuôi. Loại nhân giống nhân tạo trong hố nuôi, loại này đồng cỡ, chăm sóc nuôi dưỡng dễ hơn. Nguồn giống kỳ nhông hiện rất hiếm, cung chưa đủ cầu, giá dao động 50.000-100.000 đồng /kg loại 50- 60 con. Chọn những con kỳ nhông khoẻ mạnh, không bị thương tật, dị hình để nuôi.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc kỳ nhông không phức tạp, quan trọng là bảo vệ. Thức ăn nuôi kỳ nhông đa dạng, chủ yếu là thức ăn thực vật: lá, hoa, nụ, quả, chồi cây, cành non . . . Ngoài ra, chúng còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng.
Kỳ nhông sau khi nuôi được 8-10 tháng thì trưởng thành, mỗi con nặng 80-120g; kỳ nhông cái trưởng thành đẻ trứng 3-8 quả trong hang tự nhiên hay nhân tạo vào mùa nóng và khô. Đến mùa mưa, độ ẩm không khí cao, trứng nở thành nhông con.
Thu hoạch
sau khi nuôi 8-10 tháng là thời điểm thu hoạch kỳ nhông. Thịt kỳ nhông là món ăn đặc sản có giá trị ở nhà hàng, khách sạn, giá khoảng 80.000- 100.000 đồng /kg. Trung bình một lao động nuôi 10kg kỳ nhông giống trong 8-10 tháng cho sản lượng 50kg trị giá 5 triệu đồng, lãi ròng 3 triệu đồng, đây quả là một nghề tận dụng được lao động phụ, lao động nông nhàn cho hiệu quả kinh tế cao.
QUANG LẬP (Sưu tầm)
|
|
Kinh nghiệm nuôi kỳ nhông
|
Làm chuồng, hố nuôi
Hố nuôi kỳ nhông được bao tường xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền trát hồ xi măng láng bóng rộng khoảng 30cm để kỳ nhông không thoát được ra ngoài. Nền hố tôn cao 30-50cm so với mặt đất xung quanh, xếp gạch xỉ cách nhau 3- 5cm, đổ một lớp cát dày 0,6- 0, 7m để thoát nước và cho kỳ nhông làm tổ. Trồng cây hay làm chòi tạo bóng mát cho kỳ nhông trú nắng nhưng phải cách tường bao trên 1, 5m để kỳ nhông không nhảy ra ngoài.
Nguồn giống
Có hai nguồn cung cấp giống: Bắt trong tự nhiên, loại này thường không đồng cỡ, có con lớn, con bé khó nuôi. Loại nhân giống nhân tạo trong hố nuôi, loại này đồng cỡ, chăm sóc nuôi dưỡng dễ hơn. Nguồn giống kỳ nhông hiện rất hiếm, cung chưa đủ cầu, giá dao động 50.000-100.000 đồng /kg loại 50- 60 con. Chọn những con kỳ nhông khoẻ mạnh, không bị thương tật, dị hình để nuôi.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc kỳ nhông không phức tạp, quan trọng là bảo vệ. Thức ăn nuôi kỳ nhông đa dạng, chủ yếu là thức ăn thực vật: lá, hoa, nụ, quả, chồi cây, cành non . . . Ngoài ra, chúng còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng.
Kỳ nhông sau khi nuôi được 8-10 tháng thì trưởng thành, mỗi con nặng 80-120g; kỳ nhông cái trưởng thành đẻ trứng 3-8 quả trong hang tự nhiên hay nhân tạo vào mùa nóng và khô. Đến mùa mưa, độ ẩm không khí cao, trứng nở thành nhông con.
Thu hoạch
sau khi nuôi 8-10 tháng là thời điểm thu hoạch kỳ nhông. Thịt kỳ nhông là món ăn đặc sản có giá trị ở nhà hàng, khách sạn, giá khoảng 80.000- 100.000 đồng /kg. Trung bình một lao động nuôi 10kg kỳ nhông giống trong 8-10 tháng cho sản lượng 50kg trị giá 5 triệu đồng, lãi ròng 3 triệu đồng, đây quả là một nghề tận dụng được lao động phụ, lao động nông nhàn cho hiệu quả kinh tế cao.
QUANG LẬP (Sưu tầm)
|
|
|
Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 6.390.512 Truy cập hiện tại 466
|
|