Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học vượt qua hạn, mặn
Ngày cập nhật 23/06/2016

    Toàn vùng đều bị thiệt hại nhưng niềm vui vẫn đến với 24 hộ dân làm mô hình “con tôm ôm gốc lúa”. Mùa tôm vừa qua mỗi hộ thu hàng chục triệu đồng, bí quyết của họ là tuân thủ kỹ thuật nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ.

     Mỗi lờ 3 con cua, còn ít

     Bắt tay vào vụ tôm sau khi tiến hành thu hoạch lúa cuối năm 2015, các hộ trên được Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải hỗ trợ triển khai mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học theo đề án “Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm – lúa tại ĐBSCL”. Mô hình ban đầu chỉ có 3 hộ được chọn để tham gia thực hiện, sau đó mở rộng thêm 21 hộ tại ấp Kênh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau).
     Vỡ òa trong niềm vui trúng mùa sau nhiều vụ liền nuôi tôm không mang lại hiệu quả cao, ông Huỳnh Thanh Dũng (Tư Dũng) phấn khởi: “Năm trước tui nuôi tôm không có tiền ăn tết. Hiện số tiền nợ con cái tui đã trả hết, tới lúc chúng nó khó khăn tui còn cho mượn lại”.
     Gia đình ông Tư Dũng làm mô hình lúa – tôm đã nhiều năm. Do canh tác theo kiểu truyền thống nên mỗi năm trên diện tích 1,5ha chỉ thu được đồng ra đồng vào đủ chi tiêu, nhiều khi túng thiếu. Vậy mà hai vụ tôm vừa qua trúng đậm, ham đến mức ông phải mướn thêm một miếng vuông gần nhà canh tác thêm.
 
Đặt lờ cua một buổi chiều, gia đình chú Tư Dũng thu được khoảng 7 kg cua
 
    Trên tổng diện tích hơn 3ha, ông Tư Dũng đã thu nhập khoảng 70 – 80 triệu đồng. Nhưng chúng tôi biết chắc, đó là con số còn khiêm tốn vì khi đến nhà ông, tận mắt chứng kiến khoảng 7 kg cua chưa được bán. Hỏi ra ông nói: "Hôm nay thu ít đó, nhiều ngày thu gấp mấy lần. Còn tôm sú, ngày nào cũng thu đều 5 - 6 kg".
    Đưa chúng tôi đi trên chiếc xuồng ba lá đi một vòng vuông tôm, lão nông dỡ một cái lờ (dụng cụ chuyên dụng bắt cua) có 3 con cua, ông chê ít. Dỡ lờ kế tiếp được 5 con, chú Tư nói mấy con này hơi nhỏ…
 
   Dễ làm, đầu tư ít
 
    Chú Tư chia sẻ, trước đây đầu tư nhiều mà không hiệu quả, bây giờ làm bài bản hơn, ít vốn nhưng lời nhiều. Ngay từ khâu cải tạo ao đầm là thấy khác rồi. Rút nước ra 10 ngày để phơi mặt trảng khô mới thu hoạch lúa. Cắt lúa xong, đánh vôi. Sau đó, lấy nước vào tiến hành tạt DAP (hòa tan 10 kg vào nước tải đều/1ha để gây màu nước. Tiếp theo, đánh vi sinh định định kỳ 15 ngày/lần.
Ở gần bên, gia đình chị Võ Thị Thảo cũng là một trong 24 hộ “sống sót” vượt qua được mùa hạn, mặn. Đến nay chị đã cầm trong tay hàng chục triệu đồng, thu từ vụ tôm vừa qua. Mới sáng nay chị bán gần 3 kg tôm sú, (loại 18 con/kg) thu gần 1 triệu đồng.
    Chị Thảo tâm sự, làm theo cách này hoàn toàn mới. Trước đây đầu vụ bà con mình phải vãi trực tiếp vài bao phân DAP xuống vuông, cũng chẳng biết sử dụng chế phẩm sinh học. Đặc biệt, rơm của vụ lúa bà con tuốt xong cũng để bỏ, bây giờ được hướng dẫn cột thành từng bó, đưa xuống ruộng để gây màu nước, tạo tảo, làm thức ăn cho tôm.
 
Rơm vốn không có tác dụng, nay đóng một vai trò quan trọng giúp người nông dân thành công
 

 

     Theo tính toán của chị Thảo, đầu năm đến nay gia đình chỉ tốn vài triệu chi phí. Trong đó, chủ yếu là tiền cải tạo ban đầu và dầu bơm nước. Riêng tiền giống và chế phẩm sinh học ước chắc cũng vài triệu nữa, bà con làm trong mô hình được hỗ trợ miễn phí. “May mà năm nay làm theo mô hình này, không thì mất mùa chắc. Quanh đây, bà con ai có thu chỉ được vài triệu đồng, nhiều người mất trắng”, chị Thảo nói.
     Là người trực tiếp phụ trách mô hình, chị Triệu Mỹ Hà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bằng cho biết: "Yêu cầu của chúng tôi rất đơn giản, nông dân phải ghi chép tất cả thời gian, số lượng sử dụng thức ăn, men vi sinh, kiểm tra các chỉ số nước trong ao nuôi định kỳ hằng tuần. Họ còn phải gọi điện báo cho nhân viên kỹ thuật khi thấy tôm có dấu hiệu bất thường, cũng như nước trong ao có biến động...".
 
Nguồn: http://www.hoinongdan.org.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.387.137
Truy cập hiện tại 1.250