Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Chương trình nông thôn mới-Thực trạng và giải pháp ở Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 15/12/2017

       Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tinh giới thiệu tóm tắt báo cáo tham luận tại hội thảo “ Tư vấn giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức (11/12).

 

 Kết quả bước đầu

Vùng nông thôn Thừa Thiên Huế vốn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn về nhiều mặt, là một trong những tỉnh bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với xuất phát thấp. Năm 2010 toàn tỉnh bình quân chỉ 8,5 tiêu chí/xã; trong đó có 7 xã 4-5 tiêu chí.

Sau hơn  6 năm thực hiện, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt một số kết quả tích cực: Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến khá sâu sắc và rõ nét; đã huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành được bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản; Đời sống của nhân dân nông thôn từng bước được nâng cao cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh năm 2017 dự ước đạt 26 triệu đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với 2010 (12,6 triệu đồng); Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn toàn tỉnh giảm bình quân 1,2 %/năm. Hạ tầng nông thôn đã được đầu tư khá cơ bản, diện mạo có bước khởi sắc; Nhiều địa phương hoàn thành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, số tiêu chí nông thôn mới đạt tăng đáng kể hàng năm. Dự kiến đến cuối 2017 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có 31 xã/104 xã đạt chuản nông thôn mới, tương ứng tỷ lệ 28,5%,  số tiêu chí bình quân đạt 15 tiêu chí/ xã, cao hơn 2 tiêu chí so với toàn quốc (13,0 tiêu chí), bình quân tăng gần 1 tiêu chí/năm/xã. Đặc biệt, toàn Tỉnh không còn xã dưới 8 tiêu chí.

Những vấn đề tồn tại

Một là, sản xuất và  đời sống của người dân nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng xa: Trong xây dựng nông thôn mới, một số nơi vẫn còn nặng về xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa tập trung cao cho việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường; một số tiêu chí mới đạt có chất lượng chưa cao và khó duy trì. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn do nước thải, rác thải, làng nghề; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn đề được xã hội quan tâm; an ninh trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định.

Hai là nguồn vốn huy động cho chương trình đạt thấp so với yêu cầu, chủ yếu vẫn từ nguồn vốn lồng ghép và vốn tín dụng. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho chương trình còn quá thấp so với yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu đề ra, trong khi khả năng đóng góp của người dân và tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế.

Ba là công tác chỉ đạo nhìn chung còn hạn chế và chững lại trong thời gian gần đây. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; Công tác chỉ đạo thực hiện việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí ở hầu hết các địa phương còn lúng túng; vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; ý thức tự giác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới chưa cao. Đặc biệt, nhiều địa phương thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang có tâm lý không muốn thoát nghèo để được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ của nhà nước;.. 

Các giải pháp

Một là, tăng cường hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào Chương trình: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với chương trình xây dựng NTM; tập trung rà soát, đánh giá, phân loại, đề ra nhiệm vụ kế hoạch cụ thể đối với từng xã, huyện chưa đạt chuẩn NTM theo lộ trình đã đề ra tại; đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM, tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng từng tiêu chí theo quy định mới của Chính phủ và UBND tỉnh. Từ đó, xây dựng kế hoạch duy trì, củng cố, nâng cao các tiêu chí NTM đã đạt chuẩn, thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch, duy tu, bảo dưỡng, khai thác hiệu quả các công trình hạ tầng, phục vụ thiết thực đời sống người dân

Hai là. tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất,nâng cao thu nhập và giảm nghèo

Là một trong những giải pháp cơ bản và lâu dài trong xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới cần tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm với nhiều ngành nghề ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho người nông dân có thu nhập ngày càng cao, ổn định cuộc sống; tập trung ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình NTM và các Chương trình dự án liên quan để thực hiện Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; xây dựng đề án “Mỗi xã mỗi sản phẩm” tại địa phương để triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); iếp tục tập trung làm tốt công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận mới, đa chiều (thu nhập, nhà ở, hưởng thụ giáo dục, y tế,…), chú trọng nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc;...

Ba là, về huy động và bố trí nguồn lực

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng NTM; huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và những người con của quê hương sống, công tác ở xa quê hương đóng góp, cùng chung tay xây dựng NTM;Tăng cường thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình, kế hoạch, dự án của từng ngành và mỗi địa phương để ưu tiên hoàn thành các tiêu chí NTM nhằm đạt được mục tiêu của Tỉnh, của ngành, của địa phương; Ưu tiên nguồn vốn cho hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng các tiêu chí NTM; ưu tiên cho các xã có kế hoạch về đích theo mục tiến độ hàng năm;Tăng cường áp dụng cơ chế đặc thù, giao cho cộng đồng tự thực hiện các công trình quy mô nhở, kỹ thuật đơn giản, áp dụng rộng rãi thiết kế mẫu, hướng dẫn đơn giản hóa tối đa thủ tục đầu tư, thủ tục tài chính theo quy định, nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng cường kiểm tra, thực hiện cơ chế giám sát chất lượng các công trình; không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới. /.

http://www.nongthonmoithuathienhue.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.396.750
Truy cập hiện tại 1.669