Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
Hội Nông dân Việt Nam
Giống và công tác giống dê
Ngày cập nhật 24/12/2009

I. Nguồn Gốc :
   Dê được con người nuôi cách đây hơn 2 vạn năm. Các nước Trung Ðông, Ấn độ nuôi sớm nhất rồi tới Ai cập, sau đó tới các nước Phương tây, Châu á, Châu phi. Hiện nay người ta cho rằng dê được thuần hóa từ 3 trung tâm.
Trung tâm cổ nhất là cận á, Ấn độ, dê có sừng xoắn, hiện còn sống ở Himalaya giống dê này có sừng xoắn hướng lên phía trên.
Trung tâm Ðông Nam á là trung tâm mới nhất ở đây việc nuôi dê bắt đầu từ đồ đồng. Giống dê này sau khi được thuần hóa thì được phổ biến rộng rãi ở Châu âu, Châu á và Châu phi.
Giống dê Việt nam chưa rõ nguồn gốc ở đâu, chưa định được tên phân loại nhưng có thể chia thành 3 nhóm dê chính là dê địa phương, dê lai, dê Bách thảo.

 

II. Các Giống Dê Có Nguồn Gốc Từ Châu Âu :
1. Dê Togenburg:
Là giống dê Thụy Sĩ. Màu lông dê không cố định, phần lớn có màu xám đất. Mõm có hai dải dọc màu trắng. Tai và chân trắng. Lông dày và dài, nhất là ở lưng và bàn chân - lông có thể dài tới 20 cm. Có hai mấu thịt (hoa tai) ở phần dưới hai bên cổ, thường không và bầu vú rất phát triển.
Một số đặc điểm về năng suất.
Ðặc điểm nhận dạng : Có hai dải dọc màu trắng ở mũi, tai và chân.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực: 60 - 70
+ Cái: 45 - 50
Cao vai (cm) :
+ Ðực: 70 - 75
+ Cái: 65 - 70
Năng suất sữa (kg/ngày): 1,5
Thời gian cho sữa (ngày): 200
Hàm lượng mỡ sữa (%): 4
2. Dê Saanen :
Nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Ðây là giống dê có độ thuần nhất cao và năng suất sữa tốt nhất. Màu lông trắng tuyền, đôi khi có màu kem hoặc xám; không sừng; thường có râu cằm và hai đeo thịt dưới cổ. Bầu vú rất phát triển; tai đứng.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) : 
+ Ðực: 70 - 78
+ Cái: 50 - 60
Cao vai (cm) : 
+ Ðực: 80 - 85
+ Cái: 75 - 77
Năng suất sữa (kg/ngày): 2
Thời gian cho sữa (ngày): 200
Hàm lượng mỡ sữa (%): 3,8 - 4,5
3. Dê Alpine :
Là giống dê Pháp, màu lông phổ biến là xám hạt dẻ ; tầm vóc lớn có sừng hoặc không sừng ; trán và mõm rộng ; nhìn nghiêng đầu bị l? bầu v?7845;t phát triển ...Ở c
ᣠnước chⵠ?NHƯ : Ấn Độ, Philippine dùng làm nguyên liệu lai cải tiến dê địa phương.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực: 80 - 100
+ Cái: 50 - 80
Cao vai (cm) :
+ Ðực: 90 - 100
+ Cái: 70 - 80
Năng suất sữa (kg/ngày): 1,5
Thời gian cho sữa (ngày): 200
Hàm lượng mỡ sữa (%): 3,6
4. Dê Anglo - Nubian :
Là con lai hỗn tạp giữa nhiều giống dê như Zaraibi (Ai Cập), JAMUNAPARI (ẤN ?Ộ), TOGENBURG (Thụy Sĩ ) và dê địa phương Anh. Màu lông hỗn tạp, thường có điểm lông trắng; tai lớn, dài và cụp; tầm vóc nhỏ ; không sừng; bầu vú rất phát triển. Hiện nay giống dê này được nhiều nước châu á nuôi làm giống dê sữa và đồng thời được dùng để lai tạo với các giống dê địa phương.
Ðặc điểm : Tai lớn cụp (Pendulous ear or Drooping ears), mũi thẳng (Romannose).
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực: 60
+ Cái: 40
Cao vai (cm) :
+ Ðực: 70 - 80
+ Cái:70 - 80
Năng suất sữa (kg/ngày): 1 -2
Thời gian cho sữa (ngày): 206 - 235
HÀM LƯỢNG MỠ SỮA (%): 4 - 5
III. CÁC GIỐNG DÊ Có NGUỒN GỐC TỪ CHÂU Á :
1. Dê Beetal :
CÓ NGUỒN GỐC Ấn Ðộ. Màu sắc lông không cố định: Ðen, nâu, rám vàng; tầm vóc cao to, mặt gồ; tai dài và to rũ xuống; có sừng dày; đuôi ngắn; bầu vú phát triển có hoa tai dưới cổ.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực: 57,07
+ Cái: 34,97
Cao vai (cm) :
+ Ðực: 91,6
+ Cái: 77,13
Năng suất sữa (kg/ngày):1
Thời gian cho sữa (ngày): 208
Hàm lượng mỡ sữa (%): 4,74
2. Dê Jamnapari :
?ÂY LÀ GIỐNG DÊ Ấn Ðộ rất nổi tiếng và được nuôi phổ biến ở hầu khắp ẤN ?Ộ; CÓ TẦM VÓC LỚN; LÔNG THƯỜNG có màu nâu sáng với nhiều mảnh đốm đen; sừng ngắn vừa phải và dẹt; gờ mũi cao với một túm lông mềm; đuôi mảnh và ngắn; chân cao.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực: 44,66
+ Cái: 38,03
Cao vai (cm) :
+ Ðực: 78,17
+ Cái: 75,20
Năng suất sữa (kg/ngày): 0,9
Thời gian cho sữa (ngày):168
Hàm lượng mỡ sữa (%): 5,59
3. Dê Barbari : Là một dạng kiêm dụng sữa thịt
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 70 - 78
+ Cái : 50 - 60
Cao vai (cm) :
+ Ðực : 80 - 85
+ Cái : 75 - 77
Năng suất sữa (kg/ngày) : 2,0
Thời gian cho sữa (ngày) : 200
Hàm lượng mỡ sữa (%) : 3,8 - 4,5
       IV. CÁC GIỐNG DÊ VIỆT NAM :
Các giống dê Việt nam có một số đặc tính chung như : tuổi đẻ lứa đầu sớm, thời gian mang thai ngắn, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với các điều kiện của địa phương.
          1. Dê địa phương (dê cỏ) :
Giống này được thuần dưỡng từ lâu ở nước ta, hiện nay được nuôi phổ biến ở vùng núi và cao nguyên. Màu lông không thuần nhất ; đen, vàng, xám, nâu ; mình ngắn; chân thấp; bụng to; đầu nhỏ; có sừng; tai nhỏ, ngắn; dê đực con có lông bờm dài, cứng, mình dẹp; bụng to; có râu cằm.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 40 - 45
+ Cái : 26 - 28
Cao vai (cm) :
+ Ðực : 57 - 59
+ Cái : 51 - 53
Năng suất sữa (kg/ngày) : 0,33 - 0,5
Thời gian cho sữa (ngày) : 90 - 120
Hàm lượng mỡ sữa (%) : 6,45
        2. Dê sữa Bách Thảo :
Là giống dê lai pha tạp nhiều đời của một số giống nhập nội, không loại trừ có lẫn máu của dê địa phương. Màu lông chủ yếu là đen hoặc đen loang sọc trắng, vá trắng, đốm trắng, đốm đen; tầm vóc to; đầu thô, dài; miệng rộng và thô; phần lớn không có râu cằm và sừng; bầu vú hình bát úp, núm vú dài.
Một số đặc điểm về năng suất.
Trọng lượng trưởng thành (kg) :
+ Ðực : 46 - 53
+ Cái : 36 - 40
Cao vai (cm) :
+ Ðực : 60 - 64
+ Cái : 55 - 58
Năng suất sữa (kg/ngày) : 1 - 1,18
Thời gian cho sữa (ngày) : 145 - 150
      V. CÔNG TÁC GIỐNG : 
      1. Công tác lai tạo trong chăn nuôi dê :
Trong chăn nuôi, để cải tạo và nâng cao năng suất các giống vật nuôi, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật cần thiết khác, công tác lai tạo có vai trò đặc biệt quan trọng.
Mục đích của lai tạo là nhằm tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng tầm vóc và sản lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ... Cơ sở chủ yếu của Ưu thế lai là nâng cao sức sống và làm phong phú tính di truyền, đồng thời tạo cho con lai thích ứng với điều kiện sống tại địa phương phát triển tốt hơn giống địa phương.
Ở NHIỀU quốc gia, các giống dê sữa cũng được lai tạo theo hướng lai giữa các giống dê sữa nổi tiếng như Saanen, Alpine... với các giống dê địa phương. Phương thức lai chủ yếu theo sơ đồ lai kinh tế đơn giản tạo con lai F1, hoặc lai tạo giống mới (Lai cải tạo).
Lai kinh tế :                  
2. Một số kết quả ban đầu về lai tạo dê sữa :
Ðể cải tạo đàn giống Bách Thảo, bên cạnh những cố gắng về kỹ thuật chọn lọc, nhân thuần theo xu hướng lai dê sữa ngoại có năng SUẤT CAO ÐANG ÐƯỢC CHÚ TRỌNG. Ở miền Nam, từ năm 1992 Viện Khoa Học NN miền Nam đã nhập tinh dịch hai giống dê sữa Saanen và Alpine từ Pháp. Sản lượng sữa bình quân 800 lít /chu kỳ 230 - 240 ngày vắt. Trọng lượng trưởng thành cho cả hai giống ở con đực 70 - 80 kg và cái 50 - 60 kg.
Sơ đồ lai tạo:

Con lai F1 giữa Bách Thảo  X  Alpine và Bách Thảo  X  Saanen có trọng lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng qua các thời kỳ đều cao hơn so với dê Bách Thảo (BT).
   3. Công thức lai tạo :
VI. CHỌN GIỐNG DÊ CÁI SỮA :
Chất lượng dê sữa phụ thuộc :
+ Ngoại hình.
+ Khả năng tiết sữa.
+ Phẩm chất chăn nuôi.
+ Dòng giống.
1. Ngoại hình :
Ðầu rộng hơi dài, mình nở nang, ngực sâu và dài, lưng thẳng, bụng to vừa phải, bộ phận sinh dục nở nang.
Những con đầu dài, trụi lông tai, lồng ngực hẹp thì không khỏe hay mắc bịnh và khó nuôi.
Tứ chi : Hai chân trước thẳng, chân sau cứng cáp, các khớp gọn thanh không dày. Những cá thể có tứ chi sau cần loại bỏ (Hình 15).
+ Hai chân sau chụm, quá chụm, quá choải (Hình 15, I, II, III).
+ Chân móng không thẳng (H.15, IV).
+ Chân trước không thẳng (H.15, VI).
+ Chân sau vòng kiềng (H.15, VII).
- Móng cong (H.15, VIII).
- Móng quá cong (H.15, IX).
+ Thể trọng:
Khối lượng cơ thể con vật tỷ lệ thuận với năng suất sữa và thịt (trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng), dê Bách Thảo nên chọn những con có trọng lượng từ 30 - 40 kg (lứa 1).
+ Bầu vú :
Bầu vú nở rộng các phần cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn phía sau của dê ta thấy bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt. Núm vú to, dài từ 4 - 6 cm. Có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú.
+ Những đặc điểm của dê sữa cái nên chọn làm giống.
1 - Ðầu rộng, hơi dài, vẻ mặt linh hoạt.
2 - Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu.
3 - Lưng thẳng.
4 - Có một lõm ở phía xương chậu thể hiện khả năng tiêu hóa tốt.
5 - Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau. Những núm vú to, dài 4 - 6 cm treo vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước.
6 - Thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú.
7 - Chân trước thẳng, cân đối.
8 - Hàm khỏe.
+ Những đặc điểm của dê sữa cái không nên chọn làm giống.
1 - Ðầu dài, trụi lông tai.
2 - Cổ ngắn, thô.
3 - Bụng nhỏ.
4 - Vú nhỏ, không gắn chặt vào thành bụng.
2. Khả năng tiết sữa :
Khả năng tiết sữa là một đặc điểm di truyền, do đó sự chọn giống phải dựa vào năng suất sữa của ông bà, cha mẹ dê cái mà ta cần chọn.
Ðối với dê Bách Thảo nên chọn con có năng suất cao hơn 1,18 lít /ngày để làm dê giống.
      3. Phẩm chất chăn nuôi :
Phẩm chất chăn nuôi của dê sữa được thể hiện ở : Khả năng sinh sản, tính chống chịu và khả năng vắt sữa của nó.
Dê cái có sức chống chịu cao là dê sinh đẻ dễ dàng, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.
Chọn những dê cái có năng suất sữa cao, dễ vắt sữa, thời gian cho sữa kéo dài.
Ðược thể hiện ở tính mắn đẻ, bởi vậy chọn dê cái sữa giống cần phải có :
- Tỷ lệ thụ thai cao (97%) (toàn đàn).
- Những lứa đầu phải bảo đảm 25% số lứa đẻ sinh đôi và sinh ba.
- Từ 2 năm tuổi trở lên có 75% số lứa đẻ sinh đôi và sinh ba.
        4. Dòng giống :
Dòng giống là yếu tố quan trọng, nên chọn con giống từ những bố mẹ có lý lịch rõ ràng, bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
VII. CHỌN DÊ ÐỰC GIỐNG :
Việc chọn dê đực giống chủ yếu dựa trên khả năng thụ tinh, ngoại hình, phẩm chất chăn nuôi, dòng giống.
      1. Ngoại hình :
Tùy theo giống mà có các ngoại hình khác nhau nhưng khi chọn dê giống cần chú ý là thân hình chắc chắn, ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp chắc chắn, hai tinh hoàn đều to.
           2. Dòng giống :
Nên chọn những dê đực để giống từ bố mẹ có năng suất cao, ở lứa thứ 2 và thứ 4 (thời kỳ mẹ sung sức nhất). Nên chọn những con đẻ 1 con. 
        3. Phẩm chất chăn nuôi :
Phẩm chất chăn nuôi của dê đực giống: tính chống chịu và khả năng tăng trưởng của nó.
Dê đực có sức chống chịu cao là dê tăng trọng nhanh, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.
         4. Khả năng thụ tinh :
Chọn những dê đực có khả năng thụ tinh mạnh và tỷ lệ thụ thai cao, chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa của dê con.

 

 

Nguông TT Khuyến nông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.319.021
Truy cập hiện tại 4.759