Theo đó, Hội Nông dân huyện đã tăng cường sự chỉ đạo các Hội cơ sở cùng phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để thực hiện tốt nội dung ủy thác, thường xuyên tham gia giao ban với Ngân hàng CSXH để nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tăng cường củng cố hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợp lồng ghép chuyển giao khoa học, kỹ thuật cùng với giải ngân nguồn vốn vay giúp bà con biết cách đầu tư, tổ chức kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn.
Đến nay, dư nợ ủy thác của Hội Nông dân là 129,9 tỷ đồng, chiếm 37,5% tỷ trọng dư nợ ủy thác trên địa bàn, thông qua 17 hội cấp xã và 114 Tổ TK&VV trên toàn huyện.
Chất lượng tín dụng ủy thác được duy trì ổn định theo hướng bền vững. Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức công tác kiểm tra, giám sát, tích cực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhận ủy thác trên địa bàn, qua đó giúp chất lượng hoạt động ủy thác ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả.
Nhờ nguồn vốn chính sách cùng công tác quản lý hiệu quả của Tổ TK&VV và cấp hội, nhiều hội viên Hội Nông dân trên địa bàn huyện đã phát triển kinh tế trang trại, đồi rừng, chăn nuôi bò, lợn, đánh bắt chế biết thủy hải sản... nhiều hộ gia đinh có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và xây dựng các thương hiệu sản phẩm có uy tín trên đại bàn. Cùng với công tác cho vay, các Tổ TK&VV đã tích cực vận động thành viên tham gia tiền gửi hàng tháng tại Tổ, dần hình thành thói quen tiết kiệm, tích lũy tài chính cho tương lai.
Hiệu quả các từ chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.